^
^
Lạc giáo của Phanxicô | Lạc giáo trong Vaticanô II | Lạc giáo của Biển Đức XVI | Lạc giáo của Gioan Phaolô II | Từ điển thuật ngữ nguyên tắc | Sự thật về Sơ Lucia giả mạo | Kế hoạch hoá gia đình tự nhiên (NFP) là tội lỗi | Lòng thương xót Chúa của sơ Faustina là giả | Cửa hàng online và thông tin liên lạc |
Các bước trở lại đạo | Nơi lãnh nhận các bí tích | Kinh Mân Côi | Không có Ơn cứu độ bên ngoài Giáo hội | Thuyết Trống toà là gì | Thánh lễ Mới không thành sự | Nghi thức truyền chức linh mục mới | E-Exchanges |
Sacrosanctum Concilium – Hiến chế về Phụng vụ Thánh
Sacrosanctum Concilium là hiến chế của Vaticanô II về phụng vụ thánh. Nó chịu trách nhiệm cho những thay đổi đáng kinh ngạc lên Thánh lễ và các bí tích khác hậu Vaticanô II.
Một “Thánh lễ” thời hậu Vaticanô II
Những thay đổi đáng kinh ngạc này sẽ được đề cập một cách chi tiết hơn trong phần tiếp theo về “Cuộc cách mạng phụng vụ.” Những gì Sacrosanctum Concilium khởi đầu, Phaolô VI hoàn tất bằng cách đàn áp Thánh lễ Latin truyền thống và thay thế bằng một nghi lễ Tin Lành vô hiệu được gọi là Tân Thánh lễ hay Novus Ordo Missae (Nghi thức Mới của Thánh lễ). Chỉ riêng bản thân “Tân Thánh lễ” đã chịu trách nhiệm cho sự rời bỏ của hàng triệu người khỏi Giáo Hội Công Giáo.
Một “Thánh lễ” thời hậu Vaticanô II khác
Phaolô VI cũng thay đổi nghi thức của tất cả bảy bí tích của Giáo Hội, những thay đổi nguy hiểm có thể làm mất hiệu lực các bí tích Xức dầu bệnh nhân, Thêm sức và Truyền chức thánh. Nhưng tất cả đều khởi đầu với Hiến chế của Vaticanô II, Sacrosanctum Concilium.
Ý định cách mạng của Vaticanô II là cực kỳ rõ ràng trong Sacrosanctum Concilium.
Thật vậy, Quỷ dữ không thể kiên nhẫn đợi chờ trong việc tiêu diệt những di sản phụng vụ quý giá của Giáo Hội Công Giáo bằng cách sử dụng những kẻ lạc giáo tại Vaticanô II. Mục tiêu của hắn là để lại ít truyền thống còn lại nhất có thể. Và, như chúng tôi sẽ tiếp tục chứng minh, đó chính xác là những gì hắn đã làm.
Một “Thánh lễ” hậu Vaticanô II khác
Trong Sacrosanctum Concilium #37 và #40.1, Công đồng rơi vào lạc giáo chống lại giáo huấn của Giáo Hoàng Piô X trong Pascendi về Thờ phượng Hiện đại.
Xin lưu ý: Vaticanô II cho phép đưa phong tục các dân tộc khác nhau vào trong thờ phượng phụng vụ.
Lưu ý một lần nữa Vaticanô II kêu gọi phong tục và truyền thống của các dân tộc khác nhau nên được tích hợp vào phụng vụ.
Những gì Vaticanô II đã dạy như trên (và những gì đã được áp dụng trên khắp Giáo Hội Vaticanô II trong những thập kỷ sau khi Ban hành Vaticanô II) chính xác là những gì Giáo Hoàng Thánh Piô X long trọng lên án trong thông điệp Pascendi như là thờ phượng Hiện đại!
Giáo Hoàng Piô X, Pascendi Dominici Gregis (#26), ngày 08 tháng 9 năm 1907, Về việc Thờ phượng của Kẻ theo Chủ nghĩa Hiện đại:
“TÁC NHÂN KÍCH THÍCH CHỦ YẾU TRONG LÃNH VỰC THỜ PHƯỢNG BAO GỒM SỰ CẦN THIẾT TRONG VIỆC THÍCH NGHI VỚI TẬP QUÁN VÀ PHONG TỤC CÁC DÂN, cũng như sự cần thiết của việc thích ứng với những giá trị mà một số hoạt động đã có bởi được sử dụng lâu dài.”[17] – Lên án!
Giáo huấn của Vaticanô II đã bị Giáo Hoàng Piô X lên án năm 1907!
Trong Sacrosanctum Concilium #34 và #50, Vaticanô II một lần nữa mâu thuẫn với hiến chế tín lý của Giáo Hội từng chữ một.
Chúng ta có thể thấy họ đã trở nên “đơn giản” đến dường nào
Giáo Hoàng Piô VI trực tiếp lên án ý tưởng rằng các nghi thức phụng vụ truyền thống của Giáo Hội nên được đơn giản hóa trong Hiến chế tín lý Auctorem fidei!
Giáo Hoàng Piô VI, Auctorem fidei, ngày 28 tháng 8 năm 1794, #33:
“Lập trường của công đồng rằng nó mong mỏi xoá bỏ nguyên nhân mà một phần khiến những nguyên tắc liên quan đến lễ chế phụng vụ hay bị quên, ‘bằng việc duyệt lại (phụng vụ) đưa các nghi thức trở nên đơn sơ hơn, bằng việc thể hiện trong tiếng bản địa, bằng việc đọc bằng một giọng nói to…’” – Lên án như liều lĩnh, chói tai những người ngoan đạo, xỉ nhục Giáo Hội, khiến những kẻ lạc giáo có cớ công kích.[20]
Sacrosanctum Concilium cũng kêu gọi thay đổi nghi thức của mọi bí tích, bên cạnh việc kêu gọi thêm “động tác hoặc cử chỉ bên ngoài” trong phụng vụ (#30):
Vaticanô II cũng kêu gọi những thay đổi trong phụng vụ phải được “thực hiện sâu xa hơn” (#40):
Những đoạn này trong Vaticanô II có thể là một phần lý do tại sao các nhà thờ hiện đại của giáo phái Vaticanô II thường xuyên cử hành “Thánh lễ” mà tại đó ta tìm thấy các ban nhạc polka, guitar điện, bóng bay, trống, nghi lễ thổ dân châu Mỹ, vũ công ngực trần và nhạc rock (xem phần về “Cuộc cách mạng phụng vụ”). Ta còn có thể tìm thấy các “linh mục” cử hành những “Thánh lễ” như thế mặc bất cứ thứ gì từ áo bóng đá tới trang phục hề. Vâng, “tinh thần Vaticanô II” đã thực sự lan toả vào các nhà thờ hiện đại của giáo phái Vaticanô II. Tuy nhiên, những tín hữu Công Giáo thực sự vẫn đang duy trì cuộc chiến chống lại sự bội đạo của Vaticanô II có thể dựa vào thực tế là Giáo Hoàng Grêgôriô X tại Công đồng Lyons II, và Giáo Hoàng Clêmentê V tại Công đồng Vienne, lên án cách uy quyền tất cả những thứ gớm ghiếc như vậy!
Giáo Hoàng Grêgôriô X, Công đồng Lyons II, 1274, Hiến chế 25:
“Tín hữu nên vào nhà thờ một cách nhún nhường và mộ đạo; hành vi bên trong nên yên lặng, làm hài lòng Thiên Chúa, mang lại an bình cho những ai chứng kiến, không chỉ là nguồn mang lại chỉ dẫn mà còn khiến khoan khoái tinh thần… Trong các nhà thờ, những nghi lễ thiêng liêng nên chiếm hữu toàn bộ trái tim và tâm trí; toàn bộ sự chú ý nên được trao cho các lời cầu nguyện. Do đó, nơi phù hợp để dâng những ước muốn thiêng liêng trong an bình và yên lặng, không ai được phép khơi dậy cuộc nổi loạn, kích động kêu la hay chịu trách nhiệm cho bạo lực... Những cuộc chuyện trò nhàn rỗi, thậm chí tục tĩu và phạm thánh phải ngưng; đàm tiếu trong tất cả các hình thức phải chấm dứt. Tất cả mọi thứ, ngắn gọn, có thể gây phiền nhiễu thờ phượng thiêng liêng hay chướng mắt của Đấng tối cao nên hoàn toàn dị biệt với nhà thờ, ngộ nhỡ nơi chúng ta khẩn nài thứ tha tội lỗi, lại tạo cơ hội cho tội lỗi phát sinh hay phạm phải... Những ai ngoan cố chối từ các lệnh cấm trên… sẽ phải sợ sự nghiêm khắc của Đấng thưởng phạt thiêng liêng và của chính chúng ta, cho đến khi họ thú nhận tội lỗi và kiên nghị quyết tâm tránh hành vi như vậy trong tương lai.”[23]
Giáo Hoàng Clêmentê V, Công đồng Vienne, Nghị định #22, 1311-1312:
“Có một số người, cả giáo sĩ và thường dân, đặc biệt là trong những ngày áp một vài buổi lễ nhất định khi họ nên ở trong nhà thờ kiên trì cầu nguyện, lại không ngại tổ chức các điệu nhảy phóng túng trong nghĩa trang của các nhà thờ và đôi khi hát ba-lát và phạm vào những tội lỗi quá giới hạn. Từ đó đôi khi dẫn tới việc xâm phạm các nhà thờ và nghĩa trang, các hành vi ô nhục và các loại tội phạm khác nhau; và văn phòng phụng vụ chịu nhiều phiền nhiễu, vì đã xúc phạm Đấng tối cao và gây bê bối cho những ai gần đó.”[24]
Cuối cùng, không muốn bỏ sót bất cứ điều gì, Sacrosanctum Concilium đảm bảo kêu gọi đưa truyền thống âm nhạc ngoại giáo vào các hoạt động thờphượng Công Giáo (#119):
Rất may, Giáo Hoàng Piô XII và Công đồng Trentô đã lên án việc chèn bất cứ truyền thống âm nhạc ngoại giáo nào vào nhà thờ.
Giáo Hoàng Piô IV, Công đồng Trentô, Kỳ họp 22, Tuyên ngôn về những điều cần được tuân theo và tránh đi trong Thánh Lễ: “Và họ nên giữ nhà thờ khỏi các loại âm nhạc trong đó yếu tố kém đạo đức hay khêu gợi được giới thiệu vào trong hoạt động chơi đàn organ hay ca hát, và tương tự như vậy tất cả các hoạt động trần tục, những cuộc trò chuyện vô bổ và thế tục, đi đó đi đây, ồn ào và kêu khóc, để nhà Thiên Chúa thực sự có thể được gọi và được trông thấy là ngôi nhà của việc cầu nguyện.”[26]
Giáo Hoàng Piô XII, Musicae sacrae (#42), ngày 25 tháng 12 năm 1955: “[Âm nhạc Phụng vụ] phải thiêng liêng. Nó không được phép chứa đựng bất cứ điều gì có hơi hướng thế tục cũng không được phép chứa bất điều gì tương tự rơi vào trong giai điệu được biểu diễn.”[27]
Có bất cứ nghi ngờ gì Vaticanô II đã cố gắng mang lại các nghi lễ phụng vụ bội đạo mới cho Giáo Hội bội đạo mới của nó? Vaticanô II tự gánh chịu án chúc dữ của Giáo Hội lên bản thân!
Giáo Hoàng Phaolô III, Công đồng Trentô, Kỳ họp 7, Khoảng luật 13, ex cathedra:
“Nếu kẻ nào nói rằng các nghi thức được công nhận và chấp thuận bởi Giáo Hội Công Giáo thường được sử dụng trong việc thi hành trang trọng các bí tích có thể bị khinh miệt hoặc bỏ qua bởi các giáo sĩ mà không mắc tội và với niềm vui thích, hoặc có thể bị thay đổi bởi mục sư của bất kỳ nhà thờ nào sang nghi thức mới: kẻ đó bị chúc dữ.”[28]
Trở về Cuộc Cách mạng Vaticanô II (1962-1965).
Chú thích:
[1] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 2, tr. 833.
[2] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 2, tr. 833.
[3] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 2, tr. 833.
[4] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 2, tr. 833.
[5] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 2, tr. 834.
[6] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 2, tr. 834.
[7] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 2, tr. 834.
[8] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 2, tr. 834.
[9] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 2, tr. 835.
[10] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 2, tr. 835.
[11] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 2, tr. 836.
[12] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 2, tr. 836.
[13] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 2, tr. 838.
[14] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 2, tr. 838.
[15] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 2, tr. 828.
[16] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 2, tr. 829.
[17] The Papal Encyclicals, Quyển 3 (1903-1939), tr. 83.
[18] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 2, tr. 827.
[19] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 2, tr. 831.
[20] Denzinger 1533.
[21] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 2, tr. 827.
[22] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 2, tr. 828.
[23] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 1, tr. 328.
[24] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 1, tr. 378.
[25] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 2, tr. 841.
[26] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 2, tr. 737.
[27] The Papal Encyclicals, Quyển 4 (1939-1958), tr. 283-284.
[28] Denzinger 856.
Bài Viết Liên Quan